Là quốc gia có mức tăng trưởng nhu cầu điện nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang ở giao lộ trên chặng đường trung hòa các-bon. Nhằm đạt được mục tiêu Net zero trong các thập kỷ tới, Năng lượng tái tạo rõ ràng cần là nguồn chính thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Những hành động được thực hiện ngay lúc này sẽ có ảnh hướng lớn tới lộ trình dài hạn hướng tới Net-Zero. Câu hỏi then chốt đặt ra cho những người đứng đầu ngành điện là liệu họ có đón nhận cơ hội nắm thế chủ động để định hình các thị trường mới không hay để các yếu tố này chi phối. Báo cáo của chúng tôi đưa ra các bước Việt Nam cần thực hiện để thống nhất tầm nhìn với hành động thực thi, cho phép Việt Nam đi tắt đón đầu để chuyển sang một hệ thống điện phù hợp với tương lai.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình toàn khu vực, hãy truy cập báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng công suất của toàn hệ thống điện lên 63% mà không tăng thêm chi phí hệ thống.
Đáp ứng nhu cầu điện tăng cao và còn có lượng điện dư thừa để sản xuất 52 TWh khí hydro xanh.
Giảm phát thải các-bon trong những ngành công nghiệp trọng điểm khác và đồng thời xây dựng được chuỗi cung ứng nhiên liệu trung hòa các-bon cho các thị trường châu Á và thị trường toàn cầu.
Giảm phát thải các-bon là một quá trình nhiều năm, đòi hỏi lập kế hoạch chặt chẽ, nhưng mục tiêu Net-zero của Việt Nam trong toàn nền kinh tế là hoàn toàn khả thi nếu ngành điện thực hiện các hành động cần thiết ngay hôm nay và trong thập kỷ tới để tiến tới một tương lai Net-zero vào năm 2050.
Thông cáo báo chí: Tập đoàn Wärtsilä, thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2022, vào 9:00 sáng giờ Việt Nam
Phạm Minh Thành
Giám đốc quốc gia Việt Nam, Mảng Năng lượng, Tập đoàn Wärtsilä
Trí Nguyễn
Chuyên gia cấp cao về Phân tích thị trường và Tài chính, Tập đoàn Wärtsilä