Báo cáo phân tích mô phỏng hệ thống điện toàn cầu để đánh giá tác động của các lộ trình giảm phát thải các-bon đang được thảo luận rộng rãi.
65
So với lộ trình chỉ sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp hệ thống lưu trữ, việc triển khai các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng chi phí cho các hệ thống điện tương lai tới 42%, tương đương khoảng 65 nghìn tỷ EUR.
21%
Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng lượng phát thải CO₂ của ngành điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 tới 21% so với lộ trình chỉ sử dụng năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ.
88%
Việc lập mô phỏng cho thấy tích hợp các nhà máy điện linh hoạt giúp tối ưu hóa hệ thống điện, nhờ đó giảm đến 88% năng lượng tái tạo bị lãng phí do cắt giảm vào năm 2050 so với lộ trình còn lại. Có thể tránh cắt giảm tổng cộng 458.000 TWh, đủ để cung cấp điện cho toàn thế giới (dựa trên mức tiêu thụ điện hiện tại) trong hơn 15 năm.
50%
Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt giúp giảm một nửa công suất năng lượng tái tạo cần thiết và giảm đáng kể diện tích đất sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng năng lượng gió và mặt trời, vốn có thể tương đương với diện tích toàn châu Âu nếu không có giải pháp này.
Thế giới đang chạy đua trên con đường ngày càng hẹp để đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050.
Với vai trò then chốt trong các nỗ lực giảm phát thải các-bon toàn cầu, ngành điện đang phải đối mặt với yêu cầu chuyển đổi nhanh chóng và sâu rộng. Chúng ta cần hành động ngay để lựa chọn lộ trình phát triển tối ưu nhất.
Báo cáo này phân tích và so sánh hai lộ trình để đạt được mục tiêu Net zero trong ngành điện vào năm 2050.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Lộ trình cân bằng linh hoạt giúp đạt được mục tiêu Net zero nhanh hơn và hiệu quả về chi phí hơn so với Lộ trình năng lượng tái tạo kết hợp pin tích trữ năng lượng.