Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điện do Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä thực hiện đã cho thấy các hệ thống điện dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) được hỗ trợ bởi các động cơ ICE linh hoạt và các hệ thống pin tích trữ năng lượng có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu Net zero (phát thải ròng bằng “0”) vào giữa thế kỷ 21 này, đồng thời giảm 20% chi phí sản xuất điện (LCOE) khi tính đến các khoản thuế các-bon trong tương lai.
Theo bản báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á, kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự kết hợp giữa NLTT và nguồn điện linh hoạt đến từ các động cơ ICE và hệ thống pin tích trữ năng lượng có thể đáp ứng tin cậy sự gia tăng nhu cầu điện mạnh mẽ của Việt Nam, vốn đã tăng khoảng 10% mỗi năm trong thập kỷ qua – nhanh hơn tất cả các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt là sau khi tính toán giá các-bon theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)1, nghiên cứu cho thấy rằng chi phí LCOE của hệ thống điện Net zero thấp hơn ít nhất 20% so với kịch bản “Thông thường” (BAU) của mô hình không có giới hạn phát thải.
Wärtsilä đã mô phỏng bốn kịch bản cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam đến năm 2050. Kịch bản đầu tiên là kịch bản thông thường (BAU) – không giới hạn mức phát thải từ ngành điện. Theo kịch bản này, Việt Nam sẽ phát thải 320 triệu tấn các-bon vào năm 2050, tăng gấp ba lần so với năm 2020, và việc đạt mục tiêu Net zero là không khả thi. Nghiên cứu cũng mô phỏng Kịch bản giảm phát thải 50% – kịch bản này yêu cầu giảm 50% lượng phát thải vào năm 2050 so với kịch bản BAU. Kịch bản giảm phát thải 80% yêu cầu giảm 80% lượng phát thải vào năm 2050 so với kịch bản BAU. Và cuối cùng, kịch bản Net zero – hệ thống điện không phát thải vào năm 2050.
Các kịch bản được mô phỏng đều thống nhất rằng tính linh hoạt, dưới dạng động cơ ICE và pin tích trữ năng lượng, là chìa khóa giúp cho NLTT trở thành nguồn năng lượng chính. Tất cả các kịch bản đều đề xuất bổ sung 7 GW công suất nguồn điện linh hoạt ICE vào năm 2030 để hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải vào các giờ cao điểm. Để đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần lắp đặt tổng cộng 87 GW công suất nguồn điện ICE để cân bằng hệ thống.
Các kết luận chính:
Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc quốc gia Việt Nam, mảng Năng lượng, Tập đoàn Wärtsilä, cho biết:
“Kết quả của nghiên cứu cho thấy rõ cơ hội đang trong tầm tay của những người đứng đầu ngành năng lượng tại Việt Nam. Với việc tạo ra một hệ thống điện dựa vào các nguồn NLTT, Việt Nam có thể giải quyết vấn đề về sự biến động của nhiên liệu hóa thạch và các ràng buộc giảm phát thải, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong tương lai.”
“Giảm phát thải các-bon là một quá trình trong nhiều năm, đòi hỏi cần phải lập kế hoạch chặt chẽ, nhưng mục tiêu Net zero của Việt Nam cho toàn nền kinh tế là hoàn toàn khả thi nếu ngành điện thực hiện các hành động cần thiết ngay hôm nay và trong thập kỷ tới để tiến tới một tương lai Net zero vào năm 2050.”
Bằng cách áp dụng các giải pháp linh hoạt ở quy mô lớn, các nước Đông Nam Á cũng có thể giảm phát thải và tạo điều kiện thích hợp để thúc đẩy các công nghệ mới – như khí hydro xanh được sản xuất trong nước thông qua quá trình điện phân. Trong kịch bản “Net zero” của nghiên cứu này, đến năm 2050, Việt Nam cần xây dựng hệ thống điện có tổng công suất 646 GW và hệ thống này ngoài việc cung cấp đủ điện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại Việt Nam còn đem đến lượng điện dư thừa để sản xuất 52 TWh khí hydro xanh.
Để khai thác được những lợi ích to lớn của hệ thống điện Net zero, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý của Việt Nam cần khuyến khích việc bổ sung nguồn điện linh hoạt, đồng thời tạo ra một thị trường điện cạnh tranh hơn. Wärtsilä khuyến nghị một số nội dung sau cho công tác quy hoạch nguồn điện và xây dựng chính sách:
Kết quả nghiên cứu được công bố trong bản báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại Đông Nam Á đã mô phỏng các lộ trình mang tính khả thi để hướng đến mục tiêu Net zero của ba hệ thống điện lớn ở Đông Nam Á: Việt Nam, đảo Sulawesi ở Indonesia, và đảo Luzon ở Philippines.
HẾT
© Tập đoàn Wärtsilä
Liên hệ báo chí:
Phạm Minh Thành
Giám đốc quốc gia tại Việt Nam
Mảng Năng lượng, Tập đoàn Wärtsilä
+84 932323119
thanh.pham@wartsila.com
Quách Minh Châu
Jolen Consulting
+84 778170316
chau@jolenconsulting.com
Toàn bộ thông cáo báo chí của Tập đoàn Wärtsilä được đăng tải trên https://www.wartsila.com/media/news-releases và trên http://news.cision.com/wartsila-corporation (bao gồm các hình ảnh có thể tải xuống).
Mảng Năng lượng của Tập đoàn Wärtsilä
Mảng Năng lượng của Wärtsilä dẫn đầu quá trình hướng tới một tương lai 100% năng lượng tái tạo. Chúng tôi giúp các khách hàng đạt mục tiêu trung hòa các-bon với việc cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu trên thị trường. Những giải pháp này bao gồm các nhà máy điện linh hoạt sử dụng động cơ đốt trong ICE và các hệ thống pin tích trữ năng lượng. Các dịch vụ cho toàn bộ vòng đời của dự án của Wärtsilä được thiết kế để tăng tính hiệu quả, độ tin cậy và đảm bảo hiệu suất cao trong quá trình hoạt động. Chúng tôi đã xây dựng hơn 76 GW các nhà máy điện linh hoạt ICE và 110 hệ thống pin tích trữ năng lượng tại 180 quốc gia trên thế giới.
https://www.wartsila.com/energy/
Về Tập đoàn Wärtsilä
Wärtsilä là tập đoàn toàn cầu về công nghệ thông minh và các giải pháp khép kín hoàn chỉnh cho lĩnh vực hàng hải và năng lượng. Chúng tôi chú trọng trong việc cải tiến công nghệ và dịch vụ bền vững nhằm giúp khách hàng có thể liên tục nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo các yếu tố môi trường. Đội ngũ của chúng tôi bao gồm 17,000 chuyên gia tâm huyết tại hơn 200 văn phòng ở 68 quốc gia đang tham gia hỗ trợ quá trìnhchuyển đổi hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon trong các ngành công nghiệp của chúng tôi trên toàn cầu. Năm 2021, tổng doanh thu thuần của Wärtsilä đạt 4,8 tỷ EURO. Wärtsilä hiện được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq Helsinki, Phần Lan.
www.wartsila.com